Đặc điểm của Inox và cách nhận biết Inox 304 và 201

6 Tháng Mười Hai, 2021

Như chúng ta đã biết, Inox là 1 nguyên vật liệu quá thông dụng trong đời sống hàng ngày. Đi đến đâu chúng ta cũng thấy các đồ dùng, vật dụng bằng Inox. Nhưng ít người hiểu và phân biệt được Inox 304, Inox 201 và Inox 430, trong bài này Đại Phát sẽ cho biết đặc điểm và cách phân biệt của từng loại.

Thành phần, đặc điểm của Inox

Đặc điểm của inox

Inox là hợp kim nên trong thành phần có chứa nhiều nguyên tố. Mỗi nguyên tố có tính chất và vai trò riêng, đảm bảo cho loại vật liệu này luôn bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống gỉ tốt, an toàn cho người sử dụng và tuổi thọ cao. Vậy các thành phần hóa học của inox là gì? Chúng có vai trò ra sao? 

Thành phần hóa học trong Inox:

Fe – Sắt

Inox là hợp kim của sắt cho nên nguyên tố này chiếm thành phần lớn. Nó có nhiều ưu điểm tuyệt vời như: khả năng chịu lực tốt, độ dẻo dai, độ cứng và bền bỉ. Do đó, sắt được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày.

Sắt là nguyên tố hóa học có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sốngSắt là nguyên tố hóa học có ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống

C – Carbon

Carbon là nguyên tố quan trọng, không thể thiếu của inox. Nguyên tố này giúp inox có khả năng chống ăn mòn cao, tăng độ bền bỉ cũng như độ đàn hồi. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ Carbon cao trên 10% thì sẽ tạo thành lớp trơ, khiến cho inox mất đi sự sáng bóng, thẩm mỹ. Tuy nhiên, hàm lượng Carbon trong inox thường thấp nên loại vật liệu này có sự sáng bóng rất thẩm mỹ.

Cr – Crom

Inox là hợp kim chứa tối thiếu 10.5% Crom. Đây là nguyên tố giúp cho inox có khả năng chống gỉ sét, chống ăn mòn hiệu quả. Hàm lượng Crom càng cao thì khả năng chống ăn mòn càng tốt, tuy nhiên giá thành inox sẽ tăng lên. Trong các mác inox hiện nay, inox 304 có tỷ lệ Crom khá cao nên có khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa tốt. Các loại inox khác có hàm lượng Crom thấp nên giá thành và khả năng chống gỉ cũng kém hơn.

Ni – Niken

Niken giúp cho inox có độ bền cơ học cao và sự dẻo dai, bền bỉ, chống lại axit rất tuyệt vời. Ngoài ra, nguyên tố này còn là chất chống lại từ tính. Do đó, mác inox nào có hàm lượng Niken cao sẽ có độ bền cơ học, vật lý tốt và ít từ tính. Trong các mác inox, inox 304 có tỷ lệ Niken cao, do đó, loại inox này có độ bền được đánh giá cao, tuy nhiên, giá Niken thường cao, kéo theo giá inox 304 cao hơn các loại inox khác.

Niken có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với inox

Niken có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với inox

Mn – Mangan

Nguyên tố này khử được oxy hóa trong inox, giúp vật liệu này tăng cường độ bền bỉ, dẻo dai. Tuy nhiên, tính chất này của Mangan không được đánh giá cao bằng Niken. Ở inox 304, hàm lượng Niken cao, Mangan thấp. Đối với mác inox 201, hàm lượng Niken thấp, Mangan cao nên giá thành của inox 201 thấp hơn, đồng nghĩa với tính chất chống ăn mòn, chống gỉ kém hơn inox 304.

Mo – Molypden

Nguyên tố này giúp tăng khả năng chống ăn mòn kẽ hở hoặc dạng rỗ rất tuyệt vời. Ngoài ra, nó còn giúp inox tăng sức chống chịu clorua, phù hợp với các ứng dụng liên quan đến biển như đóng tàu biển, công trình dầu khí, đường ống dẫn khí,… Hiện nay, inox 316 có chứa hàm lượng Molypden cao nhất nên khả năng chống ăn mòn, gỉ sét của loại inox này được đánh giá cao hơn inox 304.

N – Nitơ

Đây là nguyên tố phụ trong inox. Tuy nhiên, khi hàm lượng Carbon cao sẽ khiến inox kém bền bỉ, lúc này, hàm lượng Nitơ sẽ được thêm vào để gia tăng độ bền cho inox. Mác inox nào có hàm lượng Carbon càng cao thì tỷ lệ Nitơ cũng sẽ tăng theo.

Nitơ giúp tăng độ bền cho mác inox có chứa hàm lượng Carbon cao

Nitơ giúp tăng độ bền cho mác inox có chứa hàm lượng Carbon cao

Ngoài các nguyên tố trên, inox còn có thêm một số thành phần khác như: Silic, Lưu huỳnh, Đồng, Phốt pho, Titan,… Những nguyên tố này giúp cho inox gia tăng độ bền hoặc độ dẻo dai, dễ gia công. Mỗi mác inox sẽ có hàm lượng hòa trộn các nguyên tố này một cách phù hợp để vừa đảm bảo sản phẩm có bề mặt sáng bóng, có tính thẩm mỹ, chất lượng tốt, độ bền và tuổi thọ cao, đồng thời giá cả phù hợp với từng mục đích ứng dụng.

Cách phân biệt Inox 304 và 201

Đại Phát sẽ đưa ra 4 phương pháp phân biệt INOX 304 và 201

  • Nhận biết qua nhận diện thương hiệu: nhìn nhận qua màu sắc bao bì quy định của từng công ty, logo, tem mác gắn trên sản phẩm (cách nhận biết với sản phẩm có thương hiệu). (Inox 304 logo thường được dập chìm)
  • Nhận biết qua thuốc thử Inox: mỗi loại Inox có thành phần hóa học khác nhau nên khi sử dụng thuốc thử dành riêng cho Inox sẽ có những màu sắc khác nhau.Màu sắc hiện thị sẽ được quy định theo bao bì dán trên thuốc thử để phân biệt.
    (Ví dụ: nhỏ dung dịch nước acquy lên Inox, sử dụng pin 9v cực dương chạm vào Inox và cực âm chạm lên dung dịch. Chờ 3s dung dịch chuyển mầu đỏ là 201 còn với 304 sẽ không đổi màu).
  • Nhận biết qua tia lửa mài : Sử dụng máy cắt cầm tay mài sản phẩm, nhìn nhận qua tia lửa để phân biệt các loại Inox. (Inox 201 sẽ có tia lửa sáng và chùm tia dầy còn với 304 tia lửa đỏ sậm và chùm tia ít hơn).
  • Nhận biết qua thành phần hóa học: mang Inox đến các trung tâm kiểm định thành phần và chờ kết quả ( Sus 304 có thành phần Niken 8% – Chrom 18%).

Kết luận:

Qua bài này chúng ta có thể hiểu thêm về thành phần hóa học, đặc điểm của Inox và cách nhận biết 2 loại Inox 304 và 201 thường được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày mà ta có thể bắt gặp mọi lúc mọi nơi.